0986.120.111

7 điều luật quan trọng nhất trong luật lao động Nhật Bản

Để đảm bảo quyền lợi cũng như thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, thì mỗi người lao động khi tham gia xklđ Nhật Bản cần nắm rõ luật lao động Nhật Bản. Thông thường, trong thời gian huấn luyện tại nghiệp đoàn sẽ có các buổi đào tạo để thực tập sinh nắm rõ và hiểu về luật. Tuy nhiên bạn cũng có thể tự tìm hiểu trước qua bài viết của chúng tôi để chủ động nắm bắt và hiểu đúng hơn.

Điều kiện làm việc rõ ràng

Theo điều 15 trong luật lao động Nhật Bản. Mỗi hợp đồng lao động của thực tập sinh ký kết với công ty xuất khẩu lao động đều được ghi rõ ràng về các công việc lao động sẽ làm và điều kiện tham gia. Nếu không có thì người lao động có quyền yêu cầu xem xét lại hợp đồng để đòi lại quyền lợi cho mình.

Nghiêm cấm ép buộc, bóc lột sức lao động

Theo điều 5 và điều 6 trong luật lao động Nhật Bản: Nghiêm cấm các công ty tuyển dụng ép buộc người lao động làm các công việc trái pháp luật, trái với ý muốn của người lao động. Phải làm việc trên cơ sở tự nguyện của cả 2 bên.

Nghiêm cấm phân biệt chủng tộc

Theo điều 3 trong luật lao động Nhật Bản: Các công ty tuyển dụng không được phân biệt chủng tộc, tôn giáo, địa vị xã hội, màu da,…đối với người lao động. Tất cả các loại bóc lột như: Cố tình tăng thời gian làm việc, trả lương thấp cho người lao động,… đều bị nghiêm cấm.

Quy định về sa thải người lao động

Theo điều 19 của luật lao động Nhật Bản: Cấm không được sa thải người lao động khi đang điều trị đau ốm hoặc tai nạn trong lúc làm việc. Khi sa thải bất cứ lao động nào đều cần thông báo cho đương sự ít nhất là 30 ngày trước khi sa thải. Và khi sa thải các chủ công ty phải đảm đảm trả đầy đủ tiền trợ cấp sa thải theo lương cơ bản 30 ngày đúng như trong quy định. Tuy nhiên những trường hợp sa thải do yếu tố khách quan như: do lũ lụt, thiên tai,… Và cũng không áp dụng với trường hợp lao động ăn lương theo ngày, hợp đồng dưới 2 tháng, đang học nghề,..

Quy định trả lương

Theo điều 36 của luật lao động Nhật Bản: Trường hợp người lao động làm thêm giờ hay làm việc vào các ngày nghỉ thì phải có sự thỏa thuận của cả chủ và thợ thì mới được tính lương. Lương của người lao động sẽ cộng thêm 25% nếu làm thêm giờ và được cộng 35% nếu làm việc vào các ngày nghỉ.

Theo quy định trả lương thì các doanh nghiệp phải trả cho nhân viên bằng tiền mặt không được thay thế bằng hiện vật. Và mức lương tối thiểu sẽ được quy định theo từng ngành nghề, khu vực khác nhau. Nên nếu doanh nghiệp trả lương thấp hơn người lao động có thể kháng nghị với nghiệp đoàn.

Thời gian làm việc và nghỉ ngơi của người lao động

Theo điều 32 và điều 40 của luật lao động Nhật Bản: Thời gian làm việc chính của người lao động không quá 8 tiếng/ ngày tương đương 40 tiếng/ tuần. Thời gian làm việc sẽ tình từ thứ 2 đến thứ 7 nên người lao động có thể nghỉ ít nhất 1 ngày trong tuần và 4 ngày trong tháng. Còn thời gian lao động ngoài giờ sẽ được tính là giờ làm thêm và được hưởng mức lương khác lương cơ bản.

An toàn lao động

Đây là vấn đề quan trọng người lao động nên chú ý vì liên quan đến quyền lợi sức khỏe của mình. Nhật Bản rất chú trọng vấn đề an toàn lao động nên các công ty luôn phải áp dụng các biện pháp tăng cường an toàn cho người lao động như trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ trong lúc làm việc, giáo dục về sức khỏe trong các buổi huấn luyện đào tạo, tổ chức các buổi kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm( Theo điều 59 luật an toàn sức khỏe và lao động).

Trên đây chúng tôi đã cung cấp cho các bạn về 7 điều quan trọng nhất trong luật lao động Nhật Bản. Hy vọng đã đem đến có các bạn những thông tin hữu ích và giúp người lao động Việt Nam có thể đảm bảo được quyền lợi và nắm rõ quyền hạn của mình khi làm việc tại Nhật Bản.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *