0908.79.8386

Chính sách đưa TTS Việt Nam sang Nhật Bản với tư cách “Kỹ năng đặc biệt”

Nhật Bản là một thị trường làm việc đầy tiềm năng với mức lương cao, kỹ thuật khoa học phát triển nên được rất nhiều lao động Việt Nam ưu thích. Bên phái Nhật Bản cũng triển khai các chính sách tiếp nhận thực tập sinh nước ngoài sang nước mình làm việc với tư cách là thực tập sinh kỹ năng. Hãy cùng tìm hiểu chính sách này qua bài viết dưới đây nhé!

Thông tin thực tế về chính sách đưa thực tập sinh Việt Nam sang Nhật Bản học tập và làm việc

Thị trường Nhật Bản luôn thu hút sự chú ý và ưa thích của nhiều người lao động Việt Nam với điều kiện làm việc tốt, mức lương cao và công nghệ kỹ thuật tiên tiến hiện đại,… Tính đến nay đã có gần 200.000 người lao động Việt Nam sang thực tập và tu nghiệp tại Nhật Bản đâu là một con số không hề nhỏ và vẫn luôn có xu hướng tăng theo từng năm. Bắt đầu từ năm 2013, lần đầu tiên thực tập sinh (TTS) Việt Nam được cử sang Nhật Bản vượt ngưỡng 10 nghìn người/ năm, sang đến năm 2015 con số này đã tăng lên đến 30 nghìn người /năm và đến năm 2017 là 54 nghìn người.

Từ ngày 8/12/2018, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua Luật Quản lý xuất nhập cảnh sửa đổi, trong đó có nội dung nói về quy định tư cách lưu trú mới là “kỹ năng đặc biệt”. Dự kiến sau khi Dự thảo Luật nói trên được thông qua sẽ có các thông tin cụ thể về cơ chế tiếp nhận mới vào khoảng tháng 1/2019 và hướng tới bắt đầu triển khai từ tháng 4/2019. Với các cơ chế tiếp nhận nhân lực nước ngoài theo tư cách “ Kỹ năng đặc biệt” được Quốc hội Nhật Bản xem xét như sau: Thứ nhất, với trường hợp có kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng có thể đáp ứng các công việc phù hợp tại Nhật Bản sẽ được gọi là “ Kỹ năng đặc biệt số 1”.Thứ hai, là trường hợp thi đỗ kỳ thi chuyên môn và có thể đáp ứng được kỹ năng điêu luyện sẽ được cấp” Kỹ năng đặc biệt số 2”. Thời gian làm việc với tư cách “ Kỹ năng đặc biệt số 1” tối đa sẽ là 5 năm nhưng không được bảo lãnh gia đình sang. Còn với “ Kỹ năng đặc biệt số 2” người lao động sẽ được ở lại làm việc lâu dài và có cơ hội bảo lãnh người nhà cùng sang Nhật Bản sinh sống và làm việc.

Về lĩnh vực tiếp nhận: Hiện nay chương trình sang Nhật Bản theo diện “ Kỹ năng đặc biệt có tới 14 ngành nghề có thể tham gia như sau: xây dựng, đóng tàu/ công nghiệp tàu thủy, nông nghiệp, hộ lý, lưu trú, sản xuất thực phẩm/ đồ uống, nhà hàng, ngư nghiệp, vệ sinh tòa nhà, công nghiệp rèn đúc, công nghiệp điện/ điện tử/ thông tin, bảo dưỡng/ sửa chữa ô tô và hàng không.

Đối tượng tiếp nhận: Từ 18 tuổi trở lên, có kiến thức và kinh nghiệm cần thiết để có thể làm việc ngay sau khi tiếp nhận công việc và sẽ được xác nhận bằng kỳ thi sát hạch do bộ ngành chủ quản quy định. Ngoài ra còn phải đạt tiêu chuẩn năng lực tiếng Nhật có thể giao tiếp cơ bản với người Nhật và cx phải xác nhận bằng kỳ thi đánh giá năng lực cần thiết tùy thuộc vào ngành nghề tiếp nhận.

Về mức lương: Mức lương của người nước ngoài tham gia chương trình” kỹ năng đặc biệt” nhân được bằng mức lương của người lao động Nhật Bản ở cùng một vị trí ngành nghề. Điều này sẽ được ghi rõ  trong hợp đồng người lao động.

Chuyển việc: Người lao động được phép chuyển việc trong lĩnh vực đã đề cập khi làm thủ tục nhập cảnh và đăng ký tư cách lưu trú.

Tiêu chuẩn đơn vị tiếp nhận : Ngoài việc tuân thủ các quy định pháp luật về quan hệ lao động, bảo hiểm xã hội các chế độ đãi ngộ hỗ trợ lao động nước ngoài. Và để đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn đảm bảo người lao động không bỏ trốn thì các cơ quan tiếp nhận sẽ không tiếp nhận các lao động nước ngoài theo diện kỹ năng đặc biệt thông qua giới thiệu hay phái cử từ các công ty môi giới đã thu hoặc có ý định thu tiền ký quỹ từ các nhân người lao động đặc biệt là từ người thân của họ.

Vai trò của cơ quan quản lý Việt Nam trong thời gian tới

Việc tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam sang Nhật Bản học tập và làm việc được thông qua sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển hợp tác lao động giữa hai nước. Để nắm giữ ổn định và phát triển thị trường lao động Nhật Bản trong thời gian tới thì các cơ quan chức năng có liên quan cả Việt Nam cần có những đề xuất kịp thời về các nội dung sau:

  1. Nghiên cứu hướng đàm phán và  ký kết Hiệp định hợp tác giữa hai nước  trong lĩnh vực phái cử và tiếp nhận nhân lực với tư cách “ kỹ năng đặc biệt” nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích cần thiết cho người lao động Việt Nam.
  2. Nghiên cứu, xây dựng các chính sách, cơ chế phái cử phù hợp với chính sách tiếp nhận mới của phía Nhật Bản nhằm đảm bảo quá trình phái cử và tiếp nhận được tiến hành thuận lợi và chặt chẽ; cần quy định rõ về việc không thu tiền ký quỹ từ người lao động để loại bỏ những công ty phái cử, môi giới kém chất lượng.
  3. Chú trọng công tác đào tạo chất lượng tay nghề, kỹ năng cho người lao động cả về ngoại ngữ ( đặc biệt là tiếng Nhật)trước khi sang làm việc.
  4. Tích cực truyền thông nâng cao nhận thức của người lao động về việc trau dồi kiến thức chuyên môn, tiếng Nhật để đáp ứng yêu cầu của cơ quan tiếp nhận Nhật Bản tạo nên sức mạnh cạnh tranh của người lao động Việt Nam trên thị trường lao động quốc tế nói riêng và thị trường Nhật Bản nói chung.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *